Hotline: 024 6263 6777/024 3793 0389

Cơ sở 1: Số 8C, Phố Vũ Thạnh, Đống Đa, Hà Nội. Cơ sở 2: Số 117 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

23/04/2021

"Nẹp Răng Có Đau Không?" - Chuyên Gia Giải Thích Như Thế Nào?

Nhiều người muốn nẹp răng nhưng lại băn khoăn vấn đề nẹp răng có đau không, đau nhất ở giai đoạn nào? Cùng lắng nghe để hiểu hơn về câu chuyện này.

Nẹp răng là gì?

Về cơ bản, nẹp răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng dụng cụ khí nha như mắc cài, dây cung,... để gắn lên mặt răng. 

Nẹp răng giúp khuôn mặt cân đối, hài hòa

Mục đích là điều chỉnh răng mọc lộn xộn, lệch, móm, vẩu,... về đúng vị trí khớp cắn theo phác đồ được tính toán.

Thời gian nẹp răng thường kéo dài khoảng 1 - 3 năm, tùy vào tình trạng và độ tuổi. Tuy nhiên, nẹp răng cho trẻ em sẽ có hiệu quả nhanh hơn và ít đau hơn so với ở độ tuổi trưởng thành.

Các trường hợp nên nẹp răng

Nẹp răng không chỉ chi phối đến thẩm mỹ của khuôn mặt mà nó còn ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm, sức khỏe răng miệng. Nếu bạn đang rơi vào 1 trong 4 trường hợp sau đây thì bạn nên đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt.

  Biểu hiện Ảnh hưởng
Răng hô (răng vẩu) Răng ở hàm trên nhô ra phía trước nhiều so với bình thường Chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ
Răng móm Khớp cắn ngược với cung răng hàm dưới phủ ngoài cung răng hàm trên Thẩm mỹ, nụ cười
Răng thưa Răng mọc cách xa nhau trên cung hàm, kẽ hở răng lớn, hàm răng không khít Khó khăn khi nhai, ít thẩm mỹ
Răng lệch Răng mọc chen chúc, nghiêng, xoay, lệch, sai khớp cắn Thẩm mỹ, nụ cười và chức năng nhai

>>> Xem thêm: Cách nào khắc phục răng mẻ, vỡ lớn?

Nẹp răng có những lợi ích gì?

Những lợi ích không ngờ đến từ phương pháp nẹp răng:

  • Khắc phục khuyết điểm như hô, móm, thưa, mọc lệch
  • Khi hàm răng đều đặn giúp thức ăn nghiền nhỏ, nhai hiệu quả hơn. Từ đó, giúp bạn hạn chế một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...
  • Đóng khoảng trống mất răng;
  • Khắc phục những nhược điểm về phát âm. Giọng nói của bạn bị ảnh hưởng bởi môi, răng và lưỡi. Do vậy, bạn sẽ phát âm rõ ràng hơn sau khi có một hàm răng đều.

Nẹp răng có đau không? Đau nhất ở giai đoạn nào?

Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của khí cụ. Lực kéo căng rất nhỏ và răng di chuyển từ từ, từng chút nên sẽ không quá đau nhức. Do vậy, cảm giác “đau kinh khủng” sẽ hoàn toàn không xuất hiện. Cụ thể sẽ như sau:

Giai đoạn 1: Tách kẽ răng

Có lẽ, đây là giai đoạn đau nhất trong quá trình nẹp răng. Bác sĩ sẽ dùng thun tách kẽ dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở của răng để tạo ra khoảng trống giúp răng di chuyển.

Tách kẽ răng

Sau đặt thun, bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê, cộm, khó chịu. Khi ăn sẽ hơi đau, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí đặt thun. Nhưng sau khoảng vài ngày, cảm giác sẽ giảm dần và hết hẳn.

Giai đoạn 2: Gắn mắc cài và dây cung

Ở giai đoạn này, các bộ phận (má, môi, nướu, lưỡi) chưa kịp thích ứng với khí cụ. Do vậy, bạn thấy vướng víu, khó chịu, cộm khi nhai hay khi nói chuyện,...

Gắn mắc cài và dây cung

Nguyên nhân được lý giải là do dây cung bắt đầu tác dụng lực. Sau vài tuần, bạn sẽ cảm thấy bình thường, sinh hoạt sẽ thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, mức độ đau cũng thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có người sẽ cảm thấy đau, ê âm ỉ, có những người lại không thấy đau.

Giai đoạn 3: Nhổ răng 

Nhổ răng khôn, răng mọc ngầm để đảm bảo quá trình chỉnh nha hiệu quả tốt nhất. Nhổ răng sẽ gây sưng hoặc đau nhưng nó chỉ kéo dài từ 3 - 5 ngày.

Nhổ răng

Tuy nhiên, không phải ai cũng phải nhổ răng nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn phải nhổ thì bạn đừng sợ, bởi bác sĩ sẽ dùng thuốc tê.

>>> Xem thêm: Hiểu đúng về nhổ răng khi chỉnh nha

Giai đoạn 4: Điều trị răng tổng quát

Đây là giai đoạn quan trọng để chuẩn bị quá trình nẹp răng.

Điều trị răng tổng quát trước khi niềng răng

Bác sĩ sẽ khám tổng quát các vấn đề liên quan như: viêm nướu, trám răng, nhổ răng, mài cùi lấy dấu hay chữa tủy,...

Những trường hợp phổ biến thường gặp như: ê răng, đau nhức, chảy máu,... 

Giai đoạn 5: Siết răng định kỳ

Trong quá trình điều trị, mỗi tháng bạn cần tái khám để theo dõi tình trạng di chuyển của răng và siết răng. 

Siết răng định kỳ

Bạn sẽ đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực. Nếu cơn đau kéo dài, bạn cần thông báo để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Làm thế nào để giảm đau khi nẹp răng?

Giảm đau khi niềng răng

Để giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu trong quá trình niềng răng, bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm sau:

  • Chườm đá trong 24h đầu sau mỗi lần siết răng;
  • Súc miệng bằng nước muối ấm trong khoảng 60 giây để giảm kích ứng và viêm loét hơn;
  • Thoa sáp nha khoa vào vị trí bị cọ sát;
  • Chườm nóng khi bị đau ở lợi và xung quanh hàm;
  • Massage nướu răng nhẹ nhàng để các mô được thoải mái, đau mức;
  • Ăn đồ mềm và nhai chậm;
  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 3 lần/ngày bằng chải chuyên dụng nhẹ nhàng.

>>> Xem thêm: 10 thói quen hủy hoại răng không ngờ tới

Sau những chia sẻ trên, chắc hẳn cũng đã phần nào giải đáp được thắc mắc “Nẹp răng có đau không?” của bạn đọc. Tuy nhiên, để chắc chắn và an toàn hơn hãy đến thăm khám tại Nha Khoa Bảo Việt

Chúc bạn thành công!