Hotline: 024 6263 6777/024 3793 0389

Cơ sở 1: Số 8C, Phố Vũ Thạnh, Đống Đa, Hà Nội. Cơ sở 2: Số 117 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

Những điều cần biết khi nhổ răng khôn

08/10/2015

Những điều cần biết khi nhổ răng khôn

 

Nhổ răng khôn - Những điều cần lưu tâm


Răng khôn (còn được gọi là răng số 8) thường được chỉ định nhổ khi mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt… Việc quyết định nhổ hay không thường dựa trên kết luận của bác sĩ. Tuy nhiên, để chăm sóc và ngăn ngừa các biến chứng của răng khôn thì bạn nên tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về nó.

Lúc nào cần nhổ

Răng khôn thường là răng mọc sau cùng, vì vậy có thể coi nó là răng chịu thiệt thòi nhất. Bởi trước khi răng khôn mọc thì những răng khác đã mọc xong rồi và thường lấn chiếm chỗ của nó. Vì vậy, khi răng khôn mọc thì xảy ra tình trạng không có đủ chỗ, sinh ra mọc kẹt, mọc lệch. Trong những trường hợp này thì việc nhỏ loại bỏ răng khôn là cần thiết nếu không muôn s gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Biến chứng do răng khôn gây ra

- Sâu răng: Răng khôn thường bị sâu do nằm trong cùng của hàm răng gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, các trường hợp mọc lệch, mọc kẹt thì lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.

- Viêm lợi: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm lợi này tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

- Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng và cuối cùng là rụng răng.

Ngoài ra, trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ ... gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chăm sóc răng số 8 sau khi nhổ

Nhổ răng khôn được coi là tiểu phẫu nhưng cần được kiểm soát tốt, đặc biệt là sau khi nhổ, bạn cần phải chăm sóc chúng thật tốt để phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra. Dưới đây là cách chăm sóc răng khôn sau khi nhổ:

-          Thay bông gạc 30 phút/lần cho đến khi hết chảy máu.

-          Không chép miệng, như vậy sẽ kích thích máu chảy nhiều hơn.

-          Không chọc vật lạ vào ổ răng vừa nhổ.

-          Không súc miệng hoặc ngậm nước muối.

-          Nếu có dấy hiệu bất thường gây khó chịu phải báo ngay cho bác sĩ và tái khám.

-          Dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ để nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng.

Thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm: thuốc kháng sinh (uống 5-7 ngày, thường uống trước khi nhổ răng 1-2 ngày và tiếp tục uống sau nhổ răng cho đến khi hết thuốc, thuốc giảm đau (uống khi đau và ăn no trước khi uống thuốc, ngừng dùng thuốc khi hết cảm giác đau), thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng (dùng để súc miệng và họng 5-6 lần/ngày kéo dài cùng thời gian uống kháng sinh ).

Về chế độ ăn uống:

-        Trường hợp nhổ răng thuận lợi, cầm máu nhanh, không đau kéo dài thì ăn uống duy trì bình thường; tránh nhai vào nơi răng khôn mới nhổ để không làm tách rời cục máu đông trong ổ răng, khiến thức ăn dắt nhét gây viêm nhiễm, nên đổi bên hàm nhai là tốt nhất, ăn uống từ tốn và chú ý khi ăn.

-        Trường hợp nhổ răng khó phức tạp sẽ đau lâu, cứng hàm, khó chịu. Nếu ngại nhai mạnh thì nên ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo, uống sữa ngội, nước mát, nước trái cây.