Hotline: 024 6263 6777

Địa chỉ :Số 8C, Phố Vũ Thạnh, Đống Đa

TƯ VẤN NÊN DÙNG HÀM THÁO LẮP TRÊN IMPLANT KHÔNG?.

08/10/2015

TƯ VẤN NÊN DÙNG HÀM THÁO LẮP TRÊN IMPLANT KHÔNG?.

TƯ VẤN NÊN DÙNG HÀM THÁO LẮP TRÊN IMPLANT KHÔNG?.Chào nha sỹ. Tôi năm nay 49 tuổi, sức khỏe bình thường, riêng chỉ có hàm răng không được tốt. Các răng hàm và răng tiền hàm của tôi đều đã gẫy rụng gần hết. Vì vây, tôi muốn làm hàm giả tháo lắp trên implant có được không? Mong nha sỹ tư vấn giúp tôi.
 
 Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu làm răng giả khá cao. Chúng ta cần đến răng giả khi muốn phục hồi lại chiếc răng đã mất hay khi muốn chỉnh sửa về thẩm mỹ những chiếc răng khiếm khuyết về màu sắc và dạng răng. Có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công khi bạn làm răng giả:
  • Yếu tố bệnh nhân
  • Yếu tố bác sĩ
  • Yếu tố labo phục hình

Trong ba yếu tố trên, bác sĩ là người liên kết hai yếu tố còn lại nên là yếu tố chủ đạo cho sự thành công nhưng bệnh nhân lại là yếu tố quan trọng nhất vì chính bệnh nhân là người mangrăng giả, là người biết rõ điều mình cần nhất.

Yếu tố bệnh nhân

Bạn cần tìm hiểu thêm về các loại răng giả, chọn phòng khám Nha khoa và bác sĩ uy tín để thực hiện răng giả cho mình.

Chính bạn là người dùng răng giả nên bạn phải quyết định chọn loại phục hình nào sau khi tham vấn với bác sĩ điều trị. Có hai loại răng giả: loại tháo lắp và răng giả cố định. Chọn loại nào còn tùy thuộc vào khả năng tài chính, sở thích và tình trạng mất răng của bạn. Nói chung, giá cả quyết định phần lớn chất lượng răng giả nhưng không phải chọn giá cao nhất bạn sẽ có chiếcrăng giả đúng ý của mình. Ví dụ: Bạn rất cần yếu tố thẩm mỹ vì còn trẻ nhưng nếu mất quá nhiều mô nướu thì hàm giả tháo lắp lại đúng ý vì loại hàm này có thể làm nướu giả để che lấp khuyết điểm thay vì chọn răng giả cố định.

Phân tích sau đây giúp bạn tham khảo về các loại răng giả: 
1. Hàm giả tháo lắp 
Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồ
m một nền hàm khá cồng kềnh (bằng nhựa resine hay đúc bằng kim loại), trên đó có gắn những chiếc răng giả thay thế các răng bị mất. Loại hàm này rất thẩm mỹ, giá thành rẻ, dễ sửa chữa. Nhược điểm: sức nhai yếu, choán nhiều thể tích xoang miệng nên giảm cảm giác ngon miệng, không tiện dụng và phải tháo ra vệ sinh sau khi ăn.

Hàm giả tháo lắp có 2 loại: Tháo lắp bán phần và tháo lắp toàn phần.

      – Tháo lắp bán phần: Các răng giả tháo lắp thay thế 1 hay một số răng mất, lấp đầy các khoảng mất răng giúp ăn nhai tốt hơn và ngăn ngừa sự di chuyển các răng còn lại

        – Hàm tháo lắp toàn phần (toàn hàm): sử dụng trong trường hợp mất hết các răng thật.

Các hàm tháo lắp bán phần thường gặp như sau:

1.1. Hàm giả tháo lắp nhựa cứng ( răng có thể bằng sứ hoặc nhựa)

Làm răng giả tháo lắp

- Quy trình làm tương đối đơn giản.

- Gía thành rẽ.

- Thời gian sau khi sử dụng có thể bị ngấm nước tạo mùi hôi.

- Ăn nhai nhiều có thể đau nướu.

1.2. Khung liên kết attachment: Là dạng hàm khung kết hợp với những liên kết làm cho hàm vững chắc hơn

Làm răng giả tháo lắp

-  Gía thành cao hơn tháo lắp thông thường

-  Ăn nhai vững chắc hơn.

 – Được gắn theo dạng bảng lề với phần phục hình cố định.

1.3. Hàm khung( răng có thể bằng sứ hoặc nhựa)

Làm răng giả tháo lắp

- Giống như hàm nhựa nhưng nền hàm là khung kim loại. Kim loại làm khung là Ni-cr hoặc Titan.

- Ăn nhai vững chắc và nhẹ nhàng hơn hàm nhựa.

1.4. Hàm nhựa mềm(biosotf)

Làm răng giả tháo lắp

- Qui trình làm tương tự tháo lắp nhựa nhưng phức tạp hơn.

- Giá thành hơi cao do do vật liệu là nhựa mềm

- Sau một thời gian sử dụng có thể bị ngấm dịch miệng và tạo mùi hôi.

- Nếu bị nứt gãy thì cần phải làm mới hoàn toàn.

- Ăn nhai êm hơn hàm hàm tháo lắp thông thường.

Hàm tháo lắp toàn phần cũng giống như tháo lắp bán phần răng có thể là răng nhựa hoặc sứ tùy vào điều kiện mà bệnh nhân chọn

Làm răng giả tháo lắp

        Điểm chung của phương pháp làm răng giả tháo lắp là số lần đến nha khoa nhiều lần, hình dáng cồng kềnh, mới đầu khó thích ghi ngay, ở một số bệnh nhân khi mới gắn hàm giả vào  sẽ thấy khó chịu, vướng víu, cộm. Vì vậy khi lắp hàm giả bác sĩ phải xem xét kĩ chổ nào làm bạn đau để tiện điều chỉnh. Màu sắc răng có thể bạn tự lựa chọn để theo như ý mình.

2. Răng giả cố định : loại dùng trụ là răng thật – loại dùng trụ là implant.

Răng giả cố định, loại dùng trụ là răng thật: phục hồi lại sức nhai gần như nguyên vẹn, tiện dụng, không phải tháo lắp răng giả, khá thẩm mỹ, giá thành cao. Nhược điểm là phải mài thêm răng thật để làm răng giả và không ngăn chặn được sự tiêu xương nơi vị trí mất răng.

Răng giả cố định, loại dùng trụ là implant: implant là những trụ bằng titan, được cắm vào trong xương hàm nhằm thay thế một chân răng, trên đó bác sĩ sẽ gắn vào chiếc răng giảĐây được xem là phương pháp tiên tiến nhất để làm răng gi vì không phải mài răng thật làm trụ cho răng giả, giữ xương vị trí mất răng không bị tiêu dần đi nhưng nhược điểm là quá mắc so với thu nhập của người Việt Nam hiện tại. Phục hình sứ trên implant cũng dễ vỡ hơn phục hình trên răng thật do bệnh nhân khó kiểm soát sức nhai trên implant.



Yếu tố bác sĩ Trong lĩnh vực phục hình răng, ngoài yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ thuật, còn đòi hỏi bác sĩ phải khéo tay và có khiếu thẩm mỹ. Ngoài ra bạn cũng cần chọn một bác sĩ có tính cách tương đồng và đồng cảm với bạn, như thế mới có thể đạt kết quả tối ưu.

Yếu tố labo răng giả Thông thường sau khi lấy khuôn răng, bác sĩ chuyển mẫu về cho kỹ thuật viên trong Labo thực hiện răng giả. Một Labo răng giả trang bị đồng bộ, hiện đại cùng bàn tay khéo léo của kỹ thuật viên sẽ làm ra chiếc răng xinh đẹp cho bạn. Công việc thực hiện răng giả trong Labo mất rất nhiều công sức nhưng lại là yếu tố ẩn ít bệnh nhân nào chú ý. Ta có thể ví bác sĩ như là một kiến trúc sư còn kỹ thuật viên như những người thợ thực hiện trong một công trình xây dựng. Sự phối hợp ăn ý giữa bác sĩ và kỹ thuật viên răng giả trong công đoạn chế tác răng giả là rất quan trọng.
Như vây, phương pháp tháo lắp phục hình trên implant cho giá trị phục hình tốt nhất. Nhưng muốn ca phục hình hiệu quả thì xương hàm của bác phải thỏa mãn yều cầu cấy ghép chân răng tương đối tốt. Cho nên muốn xác định bác có phù hợp không, bác cần qua phòng khám để nha sỹ khám tư vấn trực tiếp.